Nhân vụ MV Sơn Tùng MTP bị mọi người lên án vì cái kết tự kết liễu của nhân vật chính. MV được cho rằng sẽ ảnh hưởng đến hành vi của giới trẻ, làm lan truyền khả năng tự tự sau khi xem nó. Case này làm tôi nghĩ ngay đến cuốn sách về Neuromarketing mà tôi đọc mấy năm trước. Đại ý sách lý giải quyết định mua hàng của người tiêu dùng, thông qua việc mô tả cơ chế hoạt động của não bộ, sử dụng máy đọc sóng não fMRI.
Tế bào thần kinh gương
Thực ra thì lo lắng đó không hẳn là không có cơ sở về mặt khoa học. Trong sách, tác giả giới thiệu một loại tế bào tên là “Tế bào thần kinh phản chiếu” hay còn gọi là “tế bào thần kinh gương”. Loại tế bào này đúng như tên gọi của nó, sao chép lại hành động của người khác khi được kích hoạt bởi tác nhân nào đó.
Lấy ví dụ khi ai đó huýt sáo một bản nhạc, ta có xu hướng hát khe khẽ theo giai điệu bản nhạc đó. Hoặc thi ta ở trong môi trường nói rất nhiều tiếng địa phương, ta có xu hướng bắt chước lại giọng nói đó một cách vô thức. Một tình huống khá phổ biến khác là khi thường mỉm cười theo vô thức khi người đối diện mỉm cười với ta.
Khi ta Vindiesel hạ nốc ao một nhân vật phản diện trong Fast & Furious, ta cũng phấn khích như ta vừa mới trực tiếp hạ nốc ao hắn vậy.
DNA để phục vụ cho sinh vật học, còn tế bào thần kinh phản chiếu để phục vụ tâm lý học
Đây là cuốn sách lý thú về Neuromarketing, nên đọc dành cho bất kì một người làm marketing nào.