Bài đăng

OKR 101

Hình ảnh
  Trong danh sách bạn bè không quá nhiều của tôi, có một anh chàng luôn tràn ngập những ý tưởng. (Tôi tin rằng ai cũng có một anh bạn như thế). Lần đầu tiên gặp nhau, anh ta nói say mê về một loạt những dự án mà anh ta tham gia. Lần thứ hai gặp, những dự án đó đang tìm nhà đầu tư, cộng thêm một số dự án khả thi khác. Cứ thế, mỗi lần gặp nhau tôi lại được nghe thêm nhiều dự án ở tương lai gần nữa. Lần cuối tôi gặp anh khoảng vài ngày trước, tôi vẫn thấy anh say mê với những ý tưởng như lần đầu. Anh bạn tôi không phải một kẻ lừa đảo, ngược lại anh ấy rất nghiêm túc với những ý tưởng của mình. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ anh ấy không thực sự bắt tay vào làm bất cứ điều gì. Vì vậy, những thứ anh ta muốn làm sẽ luôn ở thì tương lai. Trong kinh doanh, người ta luôn đánh giá cao những người thực thi hơn những ý tưởng. Ý tưởng lớn có thể xuất hiện hàng ngày, nhưng chẳng ai chịu bỏ công sức ra biến những ý tưởng thành sự thật. "Ý tưởng thì dễ ợt, thực thi mới là tất cả" John Doerr Định nghĩa...

Đi làm muộn ảnh hưởng đến hiệu suất như thế nào

Hình ảnh
  Vào ngày thứ 29, một nhân viên đi muộn đã bị buộc phải lên tiếng xin lỗi trước toàn công ty. Vụ việc này đã làm thay đổi hoàn toàn chiến dịch đi làm đúng giờ mà vị CEO đã đề ra từ trước. Vì sao vậy? Xin lỗi công khai không khác gì một hình thức kỉ luật trước toàn công ty. Cái tôi của người bị kỉ luật bị tổn thương sâu sắc. Họ sẽ có xu hướng bù đắp cái tôi tổn thương bằng một hành động nào đó, thường là không có lợi gì cho công ty. Ở những cá nhân có cái tôi mạnh, họ sẽ chống lại tiêu chuẩn xã hội. Điều này cũng đúng khi quan sát những đứa trẻ thường bị mắng mỏ trước đám đông, chúng thường trở nên lì lợm & cứng đầu hơn. Tôi không biết cô nhân viên kia đã đi theo chiều hướng nào. Nhưng sau hôm đó, cô ấy vô tình đã kêu gọi được một số “người đồng cảm”. Những người khác bắt đầu đặt câu hỏi: 50k có đáng để bị “bêu tên” như vậy không? Vào ngày thứ 4 của chu kì reset tiếp theo, tôi chứng kiến 3 lời xin lỗi vì việc đi làm muộn. Sau đó rất nhiều lời xin lỗi nữa. Việc quá nhiều người x...

Lý giải câu chuyện đi làm muộn của nhân viên

Hình ảnh
  Đi làm muộn có lẽ là một “vấn nạn” trong bất cứ một công ty nào. Tôi cũng không phải ngoại lệ, tôi đã từng là người thường đi muộn, cũng đã từng đau đầu với những người đi muộn. Câu chuyện thứ nhất Tại công ty đầu tiên khi tôi mới đi làm, thông thường giờ bắt đầu làm việc là 9 giờ sáng và kết thúc vào 6 giờ tối. Thời gian đầu, tôi luôn là người xuất hiện lúc 9 giờ sáng và thường lúc đó công ty không có ai. Sau khoảng 1 tháng tôi bắt đầu đi làm muộn vì tôi nghĩ có đến sớm thì cũng không có ai đánh giá cao mình. Cứ như vậy, 9h15 sáng là giờ công ty tôi luôn luôn tắc thang máy vì mọi người đi làm muộn cùng một lúc – và tất nhiên tôi luôn góp mặt từ thứ hai đến thứ sáu. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy ai bị kỉ luật vì đi làm muộn. Tôi thấy một vài người (trong đó có tôi) làm việc đến 8h tối thay vì ra về đúng giờ vào lúc 6h. Vì sao vậy? Câu chuyện thứ hai Khi tôi mở công ty, lúc đó số lượng người chỉ là 15. Vấn nạn đi muộn lại tìm đến tôi và lúc này tôi không chịu ngồi im. Tôi bày ra một...

OKRs, Đánh giá hiệu suất & tiền lương

Hình ảnh
  Đã bao giờ bạn nghe những lời đánh giá kiểu như “Nhân viên này rất được việc”, hoặc “nhân viên kia làm việc không ok lắm đâu” Tôi nghe nhiều những lời đánh giá kiểu như thế từ cấp quản lý cao nhất đến cấp nhân viên. Việc đánh giá này tuy ngoài lề, nhưng nó vẫn là một dạng đánh giá hiệu suất công việc. Nhất là giai đoạn đầu khi triển khai OKRs trong công ty, tôi gặp rất nhiều dạng đánh giá kiểu này. Sự phiến diện của việc đánh giá hiệu suất Theo một nghiên cứu tôi đọc được thì có đến 61% các bản đánh giá phản ánh bản thân người đánh giá chứ không phải phản ánh năng lực người được đánh giá. Bởi vì hầu hết mọi người khi đánh giá hiệu suất làm việc của người khác đều lấy bản thân ra làm nguyên mẫu hoàn hảo. Chúng ta có thể diễn xuôi lời đánh giá ở trên như sau: Nhân viên này rất được việc, bởi vì cô ấy làm theo tất cả những gì tôi yêu cầu và tôi biết nó là cái gì. Trong tâm lý học, hiện tượng này có cái tên là hiệu ứng Dunning Kruger hay tiếng Việt là “hiệu ứng ảo tưởng sức mạnh”. Hi...

Sách hay: Buy.ology – Martin Lindstrom

Hình ảnh
  Nhân vụ MV Sơn Tùng MTP bị mọi người lên án vì cái kết tự kết liễu của nhân vật chính. MV được cho rằng sẽ ảnh hưởng đến hành vi của giới trẻ, làm lan truyền khả năng tự tự sau khi xem nó. Case này làm tôi nghĩ ngay đến cuốn sách về Neuromarketing mà tôi đọc mấy năm trước. Đại ý sách lý giải quyết định mua hàng của người tiêu dùng, thông qua việc mô tả cơ chế hoạt động của não bộ, sử dụng máy đọc sóng não fMRI. Tế bào thần kinh gương Thực ra thì lo lắng đó không hẳn là không có cơ sở về mặt khoa học. Trong sách, tác giả giới thiệu một loại tế bào tên là “Tế bào thần kinh phản chiếu” hay còn gọi là “tế bào thần kinh gương”. Loại tế bào này đúng như tên gọi của nó, sao chép lại hành động của người khác khi được kích hoạt bởi tác nhân nào đó. Lấy ví dụ khi ai đó huýt sáo một bản nhạc, ta có xu hướng hát khe khẽ theo giai điệu bản nhạc đó. Hoặc thi ta ở trong môi trường nói rất nhiều tiếng địa phương, ta có xu hướng bắt chước lại giọng nói đó một cách vô thức. Một tình huống khá phổ ...

Sử dụng kỹ thuật viết OKRs cho mục tiêu cá nhân

Hình ảnh
  OKRs là một phương pháp quản lý, trong đó O là Objective (mục tiêu) và KR là Key result (kết quả then chốt). Phương pháp này được diễn giải đơn giản như sau: OKRs là mục tiêu và những kết quả then chốt, trong đó mục tiêu được đo lường bởi các kết quả then chốt Một chút về OKRs OKRs ban đầu được sử dụng thành công trong các công ty công nghệ, nổi bật là Intel, Google, Dropbox, LinkedIn,… Ngày nay nó còn rất phổ biến trong các tổ chức phi lợi nhuận, nổi tiếng nhất là quỹ Bill & Melinda Gates Foundation…  Ở Việt Nam, công ty lớn nhất đang sử dụng OKRs mà tôi biết là FPT. Việc đưa một công cụ quản trị vào áp dụng cho cá nhân thực ra cũng không mới. Lấy ví dụ như KPIs (Key Performance Indicators), ngày nay xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. So với KPIs thì cách tiếp cận của OKRs thân thiện với mọi người hơn nhiều. Chân dung nhân vật Bài viết này, Tôi sẽ thử dùng kỹ thuật viết OKRs cho việc lên kế hoạch mua nhà của một cặp vợ chồng trẻ Chân dung của cặp vợ chồng...

Xin chào!

Hình ảnh
  Chào bạn, khi bạn đ ang đọc blog này có nghĩa là bạn đã bước vào thế giới của tôi. Tôi viết blog này với mục đích ghi chép lại những trải nghiệm phong phú của mình ở nhiều lĩnh vực, vị trí khác nhau. Bản thân không phải một người giỏi viết lách, nên tôi sẽ cố gắng thể hiện nội dung thật ngắn gọn, trực diện và dễ hiểu. Mỗi lần chia sẻ là một lần tự học lại. Bằng cách chia sẻ rất nhiều thứ, tới càng nhiều người càng tốt, tôi chắc rằng mình có cơ hội nhìn lại bản thân nhiều lần hơn nữa. Cảm ơn bạn !