Việc đầu tiên khi bắt đầu trở thành quản lý của bạn là gì? Với tôi là việc tìm một cuốn sách để đọc. Vì lúc đó tôi chỉ quan tâm đến những tựa sách có tác động tức thì, nên tôi chọn ngay “thuật lãnh đạo” của Brian Tracy. Cuốn sách cho tôi một tá những nguyên tắc theo dạng self-help. Tôi thậm chí còn ghi chúng ra một cuốn sổ nhỏ, thi thoảng lại mở ra xem để thực hành. Nhưng cơ bản, chúng chẳng giúp được gì nhiều.
Lãnh đạo và quản lý là hai kỹ năng tương đối khác nhau. Trong đó vai trò của người lãnh đạo là dẫn dắt, huấn luyện và bao hàm cả vai trò quản lý. Trong khuôn khổ bài viết, chúng ta chỉ bàn về vai trò quản lý.
Quản lý hằng ngày đòi hỏi nhiều kỹ năng, bạn dễ dàng bị cuốn đi bởi một số công việc cấp bách ví dụ như: Một khủng hoảng truyền thông, thường xuyên bị lôi ra làm trọng tài, hoặc tệ hơn là nhân viên cốt cán xin nghỉ việc. Tuy nhiên, kỹ năng quan trọng nhất là biết nói không. Biết nói không có nghĩa là ta có khả năng đánh giá được điều gì có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ tổ chức hơn những điều còn lại. Trong quỹ thời gian hạn hẹp của mình, ta chỉ chọn những điều có tác động lớn để làm. Andy Grove gọi đó là những việc có “lực đòn bẩy” lớn.
Theo Andy, hiệu suất của nhà quản lý = hiệu suất của bộ phận do anh ta phụ trách + hiệu suất của các bộ phận lân cận chịu ảnh hưởng. Vậy chúng ta nên dừng đổ lỗi cho nhân viên có hiệu suất làm việc kém, bởi vì hiệu suất của họ là trách nhiệm của chúng ta. Nhân viên hiệu suất kém chỉ có hai lý do: anh ta không biết làm hoặc anh ta không muốn làm. Nếu anh ta không biết làm, hãy hướng dẫn – đào tạo – đồng hành. Nếu anh ta không muốn làm, thì phải xem lại động lực của anh ta là gì. Rất đơn giản.
Vậy nếu chỉ có thời gian đọc 1 cuốn sách về quản lý, hãy đọc cuốn “High output managerment” này và đọc ít nhất vài ba lần.
Nguồn ảnh đại diện: https://www.peterkang.com/
Nguồn ảnh minh họa: https://www.flickr.com/photos/105727815@N05/10488916955